Tin mới nhất






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Địa hình của xã Đình Phong là xã vùng cao nên địa hình có độ dốc lớn, được chia làm hai khu vực: Khu vực núi đất có độ dốc không lớn có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khu vực núi đá có độ dốc rất cao nên chỉ có thể khoanh nuôi tái sinh rừng, có cấu trúc thoải thấp dần từ bắc xuống nam có nhiều dãy núi đá vôi xen kẽ chạy dọc theo hướng đông bắc tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, có con sông Quây Sơn chảy qua giữa xã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

 

Khí hậu trên địa bàn xã Đình Phong mang đặc trưng khu vực miền núi phía bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 200C, trong đó cao nhất là 390C, thấp nhất là 90C, có thời điểm nhiệt độ xuống đến âm 30C.

Mùa đông lạnh và khô hanh, có gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân từ 120C đến 170C. Mùa hè nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân từ 280C đến 390C.

Lượng mưa trung bình 1.665mm; độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%.

Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn là 3.274,5 ha trong đó đất nông nghiệp là 2.840,24 ha, chiếm 86,74%; đất phi nông nghiệp là 493,84 ha, chiếm 15,08% và đất chưa sử dụng là 40,42 ha, chiếm 1,23%.

Trên địa bàn xã có các loại đất chủ yếu sau:

- Nhóm đất phù sa có hai loại là đất phù sa không được bồi và đất phù sa ảnh hưởng Cac bon nát. Nhóm đất này chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 30%) được bố trí ở hai bên dọc theo bờ sông Quây Sơn, phù hợp cho việc phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, và các loại cây trồng hàng năm khác.

 

- Nhóm đất đồi có 4 loại: đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu vàng trên đá vôi, đất nâu vàng trên phiến sét và đất dốc tụ trong thung lũng. 

Đây là loại đất chủ yếu trên địa bàn xã, chiếm 60%. Nhóm đất này phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, Lạc, thuốc lá.

 

Nguồn nước mặt chính của xã Đình Phong là sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua, có 03 ao hồ tự nhiên diện tích khoảng 2,8 ha, ngoài ra còn có các con suối nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi cao đổ vào sông chính. Nhìn chung đây là nguồn nước chính, đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân trên địa bàn xã.

Nước ngầm trên địa bàn xã tương đối hạn chế. Việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm của nhân dân gặp nhiều khó khăn, do đó người dân chủ yếu dùng nguồn nước mặt làm nước sinh hoạt.

 

Tổng diện tích rừng trên địa bàn xã là 1.949,46 ha, trong đó rừng sản xuất là 766,17 và rừng phòng hộ là 1.183,29 ha.

Nhìn chung rừng trên địa bàn xã chủ yếu là rừng tái sinh, rừng nghèo. Các loại lâm sản gỗ quý hiếm không còn, chủ yếu còn lại một số loại cây gỗ tạp như sâu sâu, thông, dẻ rừng....

Các loại lâm sản ngoài gỗ như cây thuốc, mật ong, dương sỉ còn nhưng tiềm năng khai thác thấp. Các loại động vật hoang dã như khỉ, chồn, cáo...còn rất ít.

 

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã chủ yếu là quặng Măng gan nằm rải rác ở khu vực biên giới, trữ lượng tương đối thấp.

Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống các dãy núi đá, sông ... có tiềm năng lớn trong việc khai thác nguyên vật liệu xây dựng.

3. Nguồn nhân lực

Tổng dân số năm 2013 của xã là 3.294 khẩu. Trong đó lao động trong độ tuổi là 1.535 lao động, chiếm 46,6% dân số.

Toàn xã có 742 hộ phân bố tại 14 điểm dân cư (xóm)­. Gồm có 03 dân tộc cùng sinh sống là dân tộc Tày (chiếm 74,68%), dân tộc Nùng (chiếm 25,17%) và dân tộc Kinh (chiếm 0,15%).

Các dân tộc trên địa bàn sống hòa thuận, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Lao động trên địa bàn dồi dào, tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng chính (chiếm 91,86%).

 

- Xã có vị trí địa lý khá thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, giao lưu thương mại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng lân cận như xã Phong Châu, xã Chí Viễn, Ngọc Khê, Ngọc Côn. Đồng thời, có các chợ cách trung tâm xã khoảng chừng 8 - 10 km (như chợ huyện và chợ xã Ngọc Côn, chợ xã Chí Viễn).

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt, giao thông đi lại thuận lợi kết nối với các xã trong huyện do đó thuận lợi cho việc thông thương của người dân trên địa bàn.

- Tỷ lệ đất nâu vàng trên phiến sét và đất dốc tụ trong thung lũng tương đối lớn, thuận lợi cho việc phát triển các cây lâm nghiệp, cây ăn quả,… Trong đó cây dẻ có tiềm năng phát triển là cây trồng hàng hoá chủ lực của địa phương.

- Diện tích đất công khá dồi dào khoảng trên 100ha, có tiềm năng phát triển chăn nuôi như: trâu, bò, gà đồi (gà thả vườn), dê núi …

- Điều kiện thời tiết, khí hậu trên địa bàn xã tương đối thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vụ đông như rau…Ngoài ra trên địa bàn xã cũng có tiềm năng lớn để phát triển các vùng trồng cây nguyên liệu theo hướng tập trung như thuốc lá, sắn, mía, cây mạch ba góc (Mạch hoa) …

- Khoáng sản Mang gan trên địa bàn xã mặc dù trữ lượng không nhiều tuy nhiên đây cũng là nguồn tiềm năng lớn cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim.